Kỳ tích một Con đường huyền thoại: Đường_Hồ_Chí_Minh_trên_biển

Đường Hồ Chí Minh trên biển - bước phát triển mới của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, làm nên bao kỳ tích của một con đường huyền thoại, đã hoàn thành sứ mẹnh vẻ vang, góp phần to lớn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước:

  • Một là, tuyến Hậu cần chiến lược trên biển bảo đảm thời gian nhanh hơn, kịp thời hơn, vũ khí trang bị đồng bộ và đạt hiệu quả cao, nên sớm phát huy được hiệu quả, đặc biệt là ngay thời kỳ đầu (giai đoạn 1962 - 1965), những con tàu không số của tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển, sau khi chính thức được khai thông (tàu Phương Đông 1, tháng 10-1962) đã ngay lập tức phát huy hiệu quả, trở thành tuyến chi viện chiến lược chủ yếu (cùng với hàng qua cảng Sihanoukville, đạt 80% khối lượng hàng chi viện cho chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ). Bởi trong thời gian này tuyến đường Trường Sơn trên bộ trong những năm đầu do địa hình phía Đông Trường Sơn quá hiểm trở, mặt khác lại bị địch đánh phá ngăn chặn quyết liệt, nên hoạt động hết sức khó khăn, phải cho tới khi mở thông thêm tuyến đường sang phía Tây Trường Sơn vào mùa khô 1964-1965, mới phát huy được vận tải cơ giới thì đường Trường Sơn mới thực sự trở thành tuyến chi viện chiến lược Bắc - Nam.
  • Hai là, Tuyến chi viện chiến lược trên biển đã được vận hành hết sức tài tình và sáng tạo, nên trong thực tiễn dù gặp bất cứ hoàn cảnh khó khăn phức tạp đến đâu, bộ đội ta cũng khắc phục và sáng tạo vượt qua và hoàn thành xuất sắc những mục tiêu đề ra.
  • Ba là, tuyến chi viện chiến lược trên biển còn vận chuyển nhanh chóng và an toàn những loại "hàng đặc biệt”[3][4], đó là những ngoại tệ mạnh, những loại máy móc thiết bị quý hiếm... Và đặc biệt hơn cả là đã đưa đón an toàn tuyệt đối hàng trăm cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội và các chuyên gia đầu ngành tăng cường cho chiến trường như các đồng chí: Lê Đức Anh (đi Tàu 55 vào Nam Bộ năm 1964 và đi Tàu 159.TT của Đoàn 371 ra miền Bắc tháng 11-1973), Võ Văn Kiệt (đi Tàu 159.TT vào Nam Bộ tháng 10-1973), Bùi Phùng (đi Tàu 65 vào Nam Bộ năm 1964), Nguyễn Thế Bôn (đi Tàu 55 vào Nam Bộ năm 1964), Nguyễn Hòa (đi tàu 56 vào Nam Bộ năm 1964), Hoàng Thế Thiện (đi tàu 69 vào Nam Bộ năm 1964), Nguyễn Trọng Xuyên (đi Tàu 67 vào Nam Bộ năm 1964), Nguyễn Thiện Thành (đi Tàu 69 vào Nam Bộ năm 1964), Hồ Văn Huê, Bùi Cát Vũ (đi Tàu 165 vào Nam Bộ năm 1964), Ung Răng (đi Tàu 55 vào Nam Bộ năm 1965)...
  • Bốn là: Góp phần quan trọng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, thực hiện chỉ thị “thần tốc”, “đại thần tốc” của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, bộ đội Đường Hồ Chí Minh trên biển đã thần tốc vận chuyển “130 lượt với 143 chuyến tàu, chở 8.741 tấn vũ khí hạng nặng gồm 50 xe tăng và đại pháo; đưa 18.741 cán bộ, chiến sĩ vượt 65.721 hải lý để kịp tham gia chiến đấu”, hiệp đồng tác chiến với cánh quân vũ trang khác trong cuộc chiến cuối cùng giải phóng biển đảo thân yêu của tổ quốc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đường_Hồ_Chí_Minh_trên_biển http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/10/6-thuy-thu-... http://www.baobinhthuan.com.vn/bien-dao/phan-vinh-... http://baoninhthuan.com.vn/news/16980p1c24/dang-va... http://vnca.cand.com.vn/Truyen-thong/Nguyen-Phan-V... http://www.voh.com.vn/news/NewsDetail.aspx?id=3737... http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1366&chitiet=... http://www.kiengiangtec.edu.vn/kgtec.Detail=Qua-tr... http://www.vnpost.mpt.gov.vn/bao_2006/so34_35/chuy... http://kienthuc.net.vn/giai-ma/huyen-thoai-tau-kho... http://qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/307/308/308/15...